Trang chủ

Giới Thiệu

Thép hộp

Thép Hình

Thép xây dựng

Thép Ống

Thép tấm

Giá thép

Giá tôn

Kinh nghiệm hay

Liên hệ

Thép hộp

5.0/5 (4 votes)

Thép hộp là nguyên liệu được sử dụng nhiều ở các hạng mục công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng hiện nay. Đây là loại thép có kết cấu hình dạng hộp, nên có độ rắn chắc và bên bỉ cao.

Thép hộp

Các sản phẩm xuất ra trên thị trường đều là các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. 

1. Thép hộp

Thép hình hộp cũng giống như thép tấm, thép hình, thép ống,… thép hộp cũng được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Sản phẩm thép hộp được sản xuất theo quy trình ban đầu đó là xử lý nguyên liệu, tạo dòng thép nóng chảy, đúc nhiên liệu, phôi và cán. Khi đã hoàn thành quá trình cán phôi thép được đưa tới nhà máy sản xuất thép hộp.

Thép hộp mạ kẽm

a) Thép hộp có công dụng gì?

Thép hộp được ứng dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau như làm khung sườn mái nhà, kết cấu dầm thép, tháp truyền thanh, tháp ăng ten,.. Ngoài ra thép hộp cũng được ứng dụng khi chế tạo khung xe ô tô và các ứng dụng khác trong ngành chế tạo cơ khí.

b) Ưu điểm của thép hộp là gì?

Thép hộp có nhiều ưu điểm vượt trội nên được nhiều người lựa chọn sử dụng. Cụ thể là:

- Giá cả thấp: nguyên liệu sản xuất thép hộp thường dễ tìm, giá thành rẻ do đó giá của thép hộp không cao. Nhờ vậy có thể phù hợp với nhiều hạng mục công trình và nhu cầu sử dụng của nhiều khách hàng.

Thép hộp chịu lực tốt

- Tuổi thọ dài: Tuổi thọ trung bình của các sản phẩm này là hơn 50 năm căn cứ vào điều kiện thời tiết và khu vực xây dựng công trình. Lớp kẽm bên ngoài hộp có thể bảo vệ nó khỏi hóa chất, nước mưa, hay các tác động xấu của môi trường. Do đó ít khi có hiện tượng hóa học xảy ra giữa lớp thép bên trong và các tác nhân bên ngoài do đó không thể hình thành nên lớp rỉ sét ở bề mặt nguyên liệu.

- Không tốn nhiều chi phí bảo trì: sản phẩm thép hộp nếu được xây dựng trong điều kiện thuận lợi tuổi thọ có thể lên tới 60. 

Thép hộp được sử dụng nhiều hiện nay

Nếu xây dựng ở những nơi phải chịu các tác động trực tiếp của thời tiết như ven biển thì tuổi thọ trung bình vẫn có thể đạt tới 30, 40 năm. Do đó khi lựa chọn thép hộp khách hàng không cần quá lo lắng về chi phí bảo trì sản phẩm, có thể tiết kiệm được công sức, tiền bạc.

- Dễ kiểm tra đánh giá: khi tới nghiệm thu công trình bạn có thể giám sát và đánh giá được các chi tiết sản phẩm, các mối hàn chỉ bằng mắt thường.

- Ngoài những ưu điểm trên thép hộp cũng có điểm hạn chế đó là độ nhám thấp và không mang tính thẩm mỹ cao.

c) Ứng dụng của thép hộp

Thép hộp có thể được ứng dụng phổ biến trong ngành xây dựng và thường được dùng làm ống dẫn thép, kết cấu dầm thép, khung sườn mái nhà, lan can, cáp điện cho thang máy,… Ngoài ra thép hộp cũng được ứng dụng ở một số ngành khác và có tuổi thọ cao.

2. Quy cách thép hộp

Quy cách thép hộp được quy định bởi những yếu tố như độ dài, độ dày hoặc đường kính. Hiện nay có những loại thép hộp khác nhau và mỗi loại sẽ có những quy cách riêng.


Quy cách thép hộp

Dưới đây là quy cách thép hộp của một số loại cơ bản mà bạn đọc có thể tham khảo. Thép hộp được hiểu đơn giản là một loại thép được sản xuất theo dạng hình hộp. Đây là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. 

Loại thép hộp này được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ hiện đại và theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo đạt được độ bền cao và có thể ứng dụng vào nhiều loại công trình xây dựng khác nhau.  

Ngoài lĩnh vực xây dựng, hiện nay thép hộp còn được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác, chẳng hạn như dùng làm nội ngoại thất, chế tạo cơ khí…. 

Quy cách thép hộp đen mạ kẽm

Trên thị trường hiện nay có những loại thép hộp chính như thép hộp vuông, thép hộp chữ nhất và thép hộp tròn. Về  loại sản phẩm lại được chia làm hai loại chính là thép hộp mạ kẽm và thép hộp đen. Cụ thể:

a) Thép hộp đen

Là loại thép hộp được sản xuất từ phôi thép đen. Quan sát có thể thấy bề mặt thép có màu đen nguyên bản. Một số trường hợp có thể được bôi dầu hoặc không bôi dầu để bảo quản sản phẩm.  

Quy cách thép hộp đen

Thông thường loại thép này sẽ được sơn lên để ứng dụng vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Ưu điểm của loại thép hộp đen này là có giá thành tương đối rẻ. 

Vậy nhưng về chất lượng lại không được đánh giá cao do khả năng chống bào mòn kém.

b) Thép hộp mạ kẽm

Đây là loại thép hộp được sử dụng công nghệ mạ kẽm nhúng nóng trên nền thép cán nguội theo tiêu chuẩn JISG 3466 của Nhật Bản. 

Nhờ được mạ kẽm lên trên bề mặt nên sẽ làm chậm quá trình oxy hóa của thép và bảo vệ được trong một thời gian dàim kéo dài tuổi thọ của thép hộp. 

Trong điều kiện lắp đặt, vận hành bình thường tuổi thọ của thép hộp mạ kẽm lên tới hơn 60 năm. Vì vậy thép hộp mạ kẽm thường được ưa chuộng hơn so với thép hộp đen mặc dù giá thành cao hơn.

c) Quy cách thép hộp vuông

 Đây là loại thép hộp được sản xuất có kích thước chiều dài bằng chiều rộng. Loại thép hộp này được ứng dụng chủ yếu trong ngành xây dựng, công nghiệp, sử dụng là khung mái nhà, đóng cốp pha,làm sườn xe tải… 

Bảng quy cách trọng lượng thép hộp

Với độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt và tuổi thọ có thể lên đến 60 năm nên loại thép hộp vuông này được ưa chuộng.

Quy cách thép hộp bó thường là:

  • Một bó là 100 cây sắt với quy cách từ 12 – 30mm.
  • Một bó là 25 cây sắt với quy cách là 38 – 90mm.

Về kích thước khá đa dạng từ 10 x10, 12x12, 14x14, 16x16, 20x20, 30x30, 40x40, 50x50, 60x60, 75x75, và 90x90. 

  • Về độ dày là từ 0,7 – 4,0mm và chiều dài là 6m/1 cây.

Hiện nay có hai loại thép hộp vuông phổ biến là thép hộp vuông mạ kẽm, thép hộp vuông đen. Bạn có thể tra cứu quy cách cụ thể thông qua bảng dưới đây.
Hiện nay trên thị trường có một số loại thép hộp vuông được sử dụng nhiều nhất như:

Bảng quy cách thép hộp

Thép hộp vuông kích thước 12x12. Với kích thước nhỏ loại thép hộp này được sử dụng để chế tạo hoặc sản xuất đồ gia dụng, đồ trang trí….

Thép hộp vuông kích thước 20x20. Được sử dụng trong cả công nghiệp chế tạo máy, chế tạo cơ khí, xây dựng và dân dụng.

Thép hộp vuông 200x200: Được dùng để làm kết cấu nhà xưởng, gia công cơ khí, làm kan can cầu thang, thiết kế chân máy cắt công nghiệp…

d) Quy cách thép hộp chữ nhật

Đây là loại thép hộp được sản xuất với kích thước chiều dài dài hơn so với kích thước chiều rộng. Cũng giống như thép hộp vuông, đây là loại thép có khả năng chống ăn mòn tốt với độ bền cao và có tuổi thọ lên đến 60 năm.

Quy cách thép hộp vuông chữ nhật

e) Quy cách thép hộp vuông bó thường là:

  • Một bó là 50 cây sắt với quy cách từ 10x20 – 30x60mm.
  • Một bó là 20 cây sắt với quy cách từ 40x80 – 45x90mm.
  • Một bó là 18 cây sắt với quy cách từ 50x100 – 60x120mm.

Về kích thước sẽ bao gồm 10x30, 13x26, 20x40, 25x50, 30x60, 40x80, 45x90, 50x100, 60x120, 100x150, 100x200.

Về chiều dài là 6m/1 cây và độ dày có thể là từ 0.6 – 3.5mm tùy thuộc vào nhà sản xuất.

Thép hộp hình chữ nhật hiện nay có hai loại chính là thép hộp chữ nhật mạ kẽm và thép hộp chữ nhật đen. Dưới đây là bảng tra cứu quy cách thép hộp chữ nhật mà bạn đọc có thể tham khảo.

Hiện nay trên thị trường đang chuộng một số loại thép hộp chữ nhật với các kích thước như:

Thép hộp chữ nhật với kích thước 25x50: được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, dùng để làm lan can cầu thang, chế tạo cơ khí, sản xuất đồ dùng nội thất, trang trí,…

Thép hộp chữ nhật kích thước 50x100: Dùng trong công trình xây dựng cầu đường, xây dựng nhà xưởng, kết cấu nhà tiền chế, ngành cơ khí, nhà chờ sân bay, khung máy CNC, khung thùng xe và nhiều ứng dụng khác…

Nhìn chung trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thép hộp, mỗi loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. 

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại thép hộp phù hợp nhất. Dưới đây là một số loại thép hộp mà chúng tôi đề cập nhằm giúp bạn đọc tham khảo để lựa chọn được loại thép phù hợp cho mình.

Nhà máy sản xuất thép hộp

3. Trọng lượng thép hộp

Việc xác định trọng lượng thép hộp có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thi công cũng như chất lượng công trình xây dựng, chế tạo cơ khí hoặc hiệu quả của các ngành ứng dụng thép hộp

Barem thép hộp chính là trọng lượng của thép hộp để tính được trọng lượng thép hộp một cách chính xác thì trước hết bạn cần nắm được barem thép hộp. Đồng thời có thể ứng dụng dễ dàng vào việc bóc tách khối lượng dự án, nghiệm thu công trình hoặc khối lượng trên bản vẽ kỹ thuật.

Bảng tra trọng lượng thép hộp

Dưới đây là bảng barem thép hộp chính xác mà bạn có thể tham khảo. Bảng barem này được xác định theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc và Hoa Kỳ. 

Cần chú ý trọng lượng thép hộp có dung sai chiều dày thành ống +/- 8% và dung sai đường kính ngoài là +/- 1%. Ngoài ra dung sai trọng lượng là +/- 8% và bảng barem thép hộp này chỉ áp dụng với các loại thép thông thường. Bảng barem thép hộp mạ kẽm chữ nhật 

a) Công thức tính trọng lượng thép hộp

Hiện nay có khá nhiều loại công thức khác nhau. Vậy nhưng đa số sẽ đều chung quy về  kích thước chuẩn và nhân với trọng lượng của mỗi khối thép chuẩn là 7850kg. Dưới đây là công thức tính trọng lượng thép mà bạn có thể tham khảo.

    Công thức tính trọng lượng thép hộp vuông(kg) = [4 x T(mm) x A(mm) – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m)

    Công thức tính trọng lượng thép hộp chữ nhật(kg) = [2 x T(mm) x {A1(mm) + A2(mm)} – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m)

Trong đó:

    T: Độ dày.

    W: Chiều rộng.

    L: Chiều dài.

    A: Cạnh; A1: Cạnh 1; A2: Cạnh 2;

    I.D: Đường kính trong; 

    O.D: Đường kính ngoài.

Video giới thiệu cách tính trọng lượng thép hộp


Trên đây là những chia sẻ về quy cách thép hộp mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc giúp bạn nắm được những quy cách cơ bản để ứng dụng vào công trình mà mình đang thực hiện được hiệu quả hơn.

Đây là loại thép hộp được sản xuất có kích thước chiều dài bằng chiều rộng. Loại thép hộp này được ứng dụng chủ yếu trong ngành xây dựng, công nghiệp, sử dụng là khung mái nhà, đóng cốp pha,làm sườn xe tải

Với độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt và tuổi thọ có thể lên đến 60 năm nên loại thép hộp vuông này được ưa chuộng.

Bảng kích thước thép hộp

b)  Quy cách thép hộp bó thường là

  • Một bó là 100 cây sắt với quy cách từ 12 – 30mm.
  • Một bó là 25 cây sắt với quy cách là 38 – 90mm.

Về kích thước khá đa dạng từ 10 x10, 12x12, 14x14, 16x16, 20x20, 30x30, 40x40, 50x50, 60x60, 75x75, và 90x90. 

  • Về độ dày là từ 0,7 – 4,0mm và chiều dài là 6m/1 cây.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ hotline : 0933 144 555